Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ví dụ thực tế về AI ngày nay

Tác giả: VPS chính hãng 08 tháng 10, 2020

Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Trí thông minh nhân tạo là gì? Thuật ngữ trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1956, khái niệm này khá cũ nhưng nó trở nên phổ biến gần đây, Tại sao lại như vậy?

Big Data đã thúc đẩy sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo

AI là gì?
AI là gì?

Lý do chính mà AI hiện nay mới được nhắc đến nhiều hơn là do trước đây chưa có Big Data nên các hệ thống thường có lượng dữ liệu rất ít. Vì vậy các chương trình máy tính sẽ không có đủ dữ liệu để có thể đưa ra dự đoán kết quả chính xác.

Nhưng giờ đây lượng dữ liệu tăng lên rất nhiều với khả năng lưu trữ vô hạn (big data). Thống kê cho thấy đến năm 2020, khối lượng dữ liệu tích lũy sẽ tăng từ 4,4 nghìn tỷ GigaByte lên tới khoảng 44 nghìn tỉ GigaByte dữ liệu. Cùng với lượng dữ liệu khổng lồ như thế, ngày nay chúng ta có thêm những máy tính siêu mạnh và bằng những thuật toán phức tạp có thể sử lý hết được lượng dữ liệu lớn đó.

Do đó, năm 2018 ngành công nghiếp AI đã tăng trưởng hơn 70% so với năm 2017 tương đương 200 tỷ USD. Đây không chỉ là xu hướng mà còn là lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy chính xác trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo có thể định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính, liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Vì là một bộ phận của khoa học máy tính, nên nó được đặt trên nguyên lí, lí thuyết vững chắc và phải có khả năng ứng dụng được vào trong cuộc sống. Nói nôm na cho dễ hiểu đó là trí tuệ của máy móc và được tạo ra bởi con người.

Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ này cũng có thể tư duy, suy nghĩ và học hỏi như trí tuệ tự nhiên của con người. Hơn thế nữa trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lí dữ liệu ở mức độ quy mô hơn, có hệ thống, có khoa học và nhanh hơn rất nhiều so với con người.

Ví dụ về trí tuệ nhân tạo trong thế giới ngày nay

Amazon Alexa là một công cụ tuyệt vời. Chúng ta có thể điều khiển nó bằng giọng nói của bạn, chẳng hạn như bạn có thể nói ” Ê alexa nhiệt độ hiện tại ở Hà Nội đang là bao nhiêu độ vậy” sau đó Amazon alexa sẽ chuyển giọng nói của bạn thành tín hiệu kĩ thuật số gồm số 0 và số 1 hoặc một dạng tín hiệu nào đó mà máy tính có thể hiểu được.

Ví dụ về trí tuệ nhân tạo
Ví dụ về trí tuệ nhân tạo được ứng dụng tại Amazon

Kế tiếp, chương trình máy tính sẽ xử lí thông tin đó để xác định những gì bạn đang hỏi những thông tin bạn cần là gì? Và nơi nào lấy được thông tin đó. Sau khi đã xử lí song nó sẽ trả lời với bạn rằng nhiệt độ hiện tại ở Hà Nội là bất cứ giá trị nào ngay thời điểm bạn hỏi. Tóm lại những gì chúng ta đang thực hiện được với AI ngày nay nằm trong khái niệm AI hẹp.

AI có những loại khác nhau nào?

Ở mức độ cao AI có thể được chia thành hai loai đó là: AI hẹp (Narrow AI)AI rộng (General AI).

AI hẹp là gì?

+ AI hẹp là những gì chúng ta thấy xung quanh chúng ta giống như các loại máy tính có trên thị trường ngày nay: các hệ thống thông minh đã được chỉ hoặc dạy cách thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà không được lập trình rõ ràng cách thực hiện.

Loại trí thông minh này thể hiện rõ qua khả năng nhận dạng giọng nói và ngôn ngữ của trợ lí ảo Siri trên iPhone của Apple, trong các hệ thống nhận dạng tầm nhìn trên xe tự lái, trong các công cụ đề xuất các sản phẩm mà bạn có thể thích dựa trên những gì bạn đã mua trong quá khứ. Không giống như con người, các hệ thống này chỉ có thể học hoặc được dạy cách thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đó là lí do tại sao chúng được gọi là AI hẹp.

AI rộng là gì?

+ AI rộng đôi khi được gọi là AI mạnh, hay AI cấp độ người, AI rộng là một bộ máy thông minh ở cấp trung bình của con người – một cỗ máy có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào mà con người có thể xử lý được. Tạo ra AI rộng là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với AI hẹp, và chúng ta vẫn chưa thể làm được điều này. Giáo sư Linda Gottfredson mô tả trí tuệ là “một năng lực tinh thần rất chung bao gồm nhưng không hạn chế trong khả năng lý luận, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy trừu tượng, hiểu được những ý tưởng phức tạp, học hỏi nhanh và học hỏi từ kinh nghiệm.” AI rộng sẽ có thể làm được tất cả những điều này một cách dễ dàng y hệt như bạn vậy.

AI hẹp có thể làm được những gì?

Có một số lượng lớn các ứng dụng mới nổi cho AI hẹp đó là: giải thích các nguồn cung cấp dữ liệu video từ máy bay không người lái, thực hiện công việc kiểm tra ngay tại cơ sở hạ tầng như đường ống dẫn dầu, lên lịch cho các nhân và công việc kinh doanh, đáp ứng các truy vấn dịch vụ khách hàng đơn giản, phối hợp với các hệ thống thông minh khác để thực hiện các nhiệm vụ như việc đặt phòng khách sạn vào thời điểm và địa điểm phù hợp, giúp các bác sĩ X quang phát hiện khối u tiềm ẩn trong tia X, gắn cờ nội dung không phù hợp đối với những bài viết trực tuyến, phát hiện hao mòn thang máy từ dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị IoT( vạn vật kết nối), và còn nhiều thứ khác nữa.

Điều khiến trí tuệ nhân tạo nổi trội hơn với các chương trình máy tính khác là thay vì phải lập ra những chương trình cụ thể cho mỗi trường hợp khác nhau thì nay những cỗ máy này có thể tự học để cải thiện chính nó.

Trong thế kỷ 21, các kỹ thuật AI đã trải qua sự hồi sinh sau những tiến bộ đồng thời về sức mạnh máy tính, dữ liệu lớn và hiểu biết lý thuyết; và kỹ thuật AI đã trở thành một phần thiết yếu của ngành công nghệ, giúp giải quyết nhiều vấn đề thách thức trong học máy, công nghệ phần mềm và nghiên cứu vận hành.

Nguồn: Trí tuệ nhân tạo