Dark web là gì? Phân biệt và sự nguy hiểm của Dark Web
Đã bao giờ bạn nghe đến Dark Web chưa? Sự nguy hiểm của Dark Web có thể bạn đã nghe loáng thoáng ở đâu đó. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ càng hơn về Dark Web là gì? Cách phân biệt Dark Web với website an toàn.
DARK WEB là gì?
Dark web (tạm dịch: web tối hoặc web đen) là những nội dung mạng World Wide Web nằm trong darknet trực tuyến nhưng không thể truy cập bằng những cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt. Dark web là một phần nhỏ của deep web, một thế giới mạng mà các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing không hiển thị ra. Deep web và Dark web là hai thuật ngữ thường bị người dùng internet nhầm lẫn.
Bạn có thể hình dung thế giới internet tồn tại giống như một tảng băng trôi. Trong đó, phần băng nổi ở trên mà chúng ta có thể thấy được là đại diện cho Public Web là những thứ mà có lẽ đã quen thuộc với chúng ta. Nó là bất kỳ thành phần nào trên internet mà bạn có thể tìm thấy trên Google Search.
Chẳng hạn như các website bạn vẫn truy cập hàng ngày, như youtube.com hay facebook.com. Phần lớn còn lại của Internet là Deep Web đây chỉ là một phần của World Wide Web mà không thể tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường như Google.
Và cuối cùng là web đen nó chỉ là một phần rất nhỏ ở dưới cùng của tảng băng trôi. Bạn không thể vào web đen bằng những trình duyệt thông thường như Google Chrome, Firefox hay Internet Explorer. Nếu muốn truy cập vào web đen thì bạn phải sử dụng những trình duyệt chuyên biệt như Tor, I2P và Riffle trong đó trình duyệt Tor là phổ biến nhất (đôi khi chúng còn được gọi là OnionLand).
Cách các Dark Web hoạt động?
Các website thuộc web đen thường sử dụng phần mềm ẩn danh để bảo đảm khách ghé thăm không thể bị truy dấu vết. Để dễ hiểu, bạn có thể thử Google cụm từ “what is my IP” bạn sẽ thấy kết quả tìm kiếm trả về là một địa chỉ vừa có số và chữ cái. Dựa vào con số này, người ta có thể truy ra thiết bị và vị trí tương ứng của nó.
Tuy nhiên, khi sử dụng trình duyệt như Tor nó sẽ tự động liên tục thay đổi proxy để che dấu vị trí và danh tính của bạn. Cũng chính bởi sự tự do hoạt động, khó bị kiểm soát và truy dấu vết từ các cơ quan chức năng nên Web đen là nơi được các Hacker và các tổ chức tội phạm mạng đã trưng dụng cho các hoạt động phi pháp như buôn bán tiền giả, chất cấm, thông tin ngân hàng, tài khoản mạng.
Thậm chí trước khi bị điều tra một trang web đen nổi tiếng như Silkroad còn là nơi buôn bán cả vũ khí và ma túy. Tại Singapore, vào tháng 11 năm 2017 một cựu tiếp viên hàng không đã bị kết án 3 năm tù vì tội mua sắm bằng các thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp mà anh ta đã mua trên web đen.
Theo Trưởng phòng tội phạm công nghệ của lực lượng cảnh sát Singapore đánh giá “web đen” không thay đổi cách phạm tội hiện nay nhưng cung cấp sự dễ dàng tiếp cận những thứ bị cấm như vũ khí, ma túy và thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp.
Mối nguy hiểm của DARK WEB?
Truy cập vào “web đen” không khác gì các trang web bình thường nhưng gần như mọi giao dịch trên đó đều bất hợp pháp”. Trong khi đó, theo ông Rick McElroy chiến lược gia tại Công ty An ninh số Carbon Black của Mỹ cho hay “web đen” có thể giúp cho các băng nhóm tội phạm đa dạng hóa hoạt động của chúng khi chuyển sang phạm tội trên mạng.
Chẳng hạn như bọn tội phạm có thể mua phần mềm tống tiền trên web đen. Nó là loại chương trình máy tính độc hại cho phép tin tặc xâm nhập vào các máy tính và khóa chúng lại cho đến khi nạn nhân trả tiền chuộc.
Báo cáo gần đây của Công ty Carbon Black tiết lộ trị giá của các giao dịch mua bán phần mềm tống tiền trên “web đen” đã tăng 25 lần trong giai đoạn 2016-2017 từ 249.287 USD lên 6.237.248 USD trong khi các cơ quan thực thi pháp luật đã và đang cố gắng truy quét web đen không ngừng nghỉ nhưng thực tế lại khá phũ phàng.
Cách tránh DARK WEB?
Cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, các khu chợ bất hợp pháp trên web đen vẫn tồn tại và kiếm ra hàng triệu USD mỗi năm. Và dĩ nhiên, chúng sẽ vẫn luôn tồn tại. Để hạn chế truy cập những trang web đen ngoài ý muốn. Theo lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng, các bạn có thể chỉ nên truy cập vào những website có chứng chỉ an toàn bảo mật HTTPs. Ví dụ như VPSchinhhang chẳng hạn, chúng ta đã có https (biểu tượng hình chiếc khóa đầu URL) thuộc loại Website an toàn cho người dùng.
Nguồn: Tri Thuc Nhan Loai