Kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ website
Tốc độ website là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng, hỗ trợ chuyển đổi và tăng xếp hạng tìm kiếm của một website. Một website ngoài việc chứa đựng thông tin hữu ích, thu hút, tốc độ load nhanh sẽ luôn được người dùng ưu tiên hơn cả. Việc cải thiện tốc độ sẽ giúp website đạt được hiệu quả cao hơn, khả năng thu lợi nhuận tốt hơn.
Tốc độ website là gì ?
Tốc độ website được hiểu là thời gian tải website đối với một lần truy cập website cụ thể.
Tốc độ website ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
-
Tốc độ mạng Internet
Tốc độ mạng Internet của thiết bị truy cập là một yếu tố khá phổ biến, có ảnh hưởng quyết định đối với tốc độ load website. Cùng một website ở hai thiết bị sử dụng hai mạng Internet khác nhau sẽ thể hiện một tốc độ load khác nhau: máy nhanh, máy chậm là chuyện thường thấy.
Tốc độ mạng Internet phụ thuộc vào: gói cước Internet bạn đang sử dụng, số lượng người sử dụng cùng một mạng, tốc độ đường truyền Internet.
-
Dung lượng website
Dung lượng website bao gồm dung lượng về nội dung, dung lượng hình ảnh, kí tự, các hiệu ứng nền chuyển động,… chứa trong website. Nếu như chứa quá nhiều các dung lượng đó sẽ khiến website nặng. Đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ website.
Một trang web đẹp, bắt mắt, sử dụng quá nhiều hiệu ứng hình ảnh, chuyển động thường là một website nặng bởi lẽ để tạo một website như vậy cần chứa đựng rất nhiều các file gây tăng kích thước, dung lượng. Mà khi chứa quá nhiều dung lượng sẽ khiến người dùng mất thêm nhiều thời gian để load, chờ website hiển thị đầy đủ.
Ngoài ra, các hình ảnh, video tải lên với chất lượng cao luôn chiếm rất nhiều dung lượng khiến trang web tốn khá nhiều thời gian để có thể phản hồi đầy đủ tất cả các thông tin trong đó. Hình ảnh. video khi chưa được tối ưu sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ load website.
-
Số lượng quảng cáo trong website
Quảng cáo trên website hiện nay là điều vô cùng phổ biến, đem lại nguồn thu lớn. Nếu việc chèn quảng cáo ở mức vừa đủ thì sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng khi có quá nhiều quảng cáo xuất hiện sẽ khiến trang web khó truy cập cũng như chậm hơn, nhiều khi gây khó chịu cho người dùng.
-
Cache (dữ liệu đệm)
Các trình duyệt đều có cơ sở lưu dữ liệu bộ nhớ đệm cho người sử dụng bởi lẽ hầu hết các khách hàng sử dụng đều có nhu cầu lưu lại một thông tin nào đó để có thể sử dụng cho những lần tới khi truy cập website. Dữ liệu đệm này mang lại tiện ích to lớn cho khách hàng sử dụng muốn lưu trữ. Khi dữ liệu được lưu trữ thì lần sau khi muốn truy cập trang web sẽ mất ít thời gian để tải hơn vì các dữ liệu đã được “nhớ” lại, không cần tải lại từ đầu.
-
Cấu hình thiết bị sử dụng
Mỗi thiết bị như laptop, điện thoại,… có cấu hình lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng hãng, từng loại khách hàng sử dụng. Cấu hình thiết bị bạn sử dụng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ website. Dù đường truyền mạng tốt, website dung lượng không lớn, nhưng một máy có cấu hình mạnh có thể load website nhanh hơn so với các máy có cấu hình yếu hơn.
Cách kiểm tra tốc độ website
Hiện nay có rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí, mỗi công cụ có ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là một số công cụ được đánh giá cao:
- PageSpeed Insights (PSI): đây là một công cụ miễn phí của Google, cho phép kiểm tra tốc độ website trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Công cụ cung cấp đánh giá chi tiết về hiệu suất của trang web theo ba cấp độ: nhanh, trung bình, chậm, từ đó cung cấp gợi ý cụ thể để cải thiện chất lượng.
- WebPage Test: công cụ này giúp bạn có thể kiểm tra tốc độ website bất kì bạn nhập dựa vào vị trí, trình duyệt, thiết bị, mạng Internet trên thiết bị đang sử dụng. Công cụ này cũng phân tích từng dữ liệu mà website sử dụng chiếm bao nhiêu trong 100% bao gồm: html, js, css, hình ảnh,… Chỉ ra cụ thể thời gian load website, xếp hạng cấu trúc nội dung và đưa ra đề xuất cải thiện hiệu suất.
- Pingdom Tools: cũng là một công cụ miễn phí cho phép kiểm tra tốc độ tải của trang web cũng như cung cấp thông tin về thời gian tải, kích thước tệp, thống kê về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất.
- Website Optimization: công cụ này cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn tổng quát nhất, phân tích các yếu tố liên quan đến tốc độ website và đưa ra những lời khuyên phù hợp, có ích.
- Dotcom Monitor: công cụ này phân tích một cách gần như toàn diện các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ website, kiểm tra tốc độ tải trên các trình duyệt đa dạng: Chrome, IE, Firefox, Safari (IOS)…
Ngoài các công cụ phổ biến trên, còn một số công cụ khác để kiểm tra tốc độ website như: Think with Google, YSlow, GTMetrix, Load Impact,…
Tối ưu hóa tốc độ website
Sau khi sử dụng các công cụ đo và tìm ra nguyên nhân khiến tốc độ website chậm, bạn sẽ biết cần phải làm gì để tối ưu hóa tốc độ website:
- Hosting và máy chủ
Hãy bắt đầu với yếu tố quan trọng nhất – hosting và máy chủ của bạn. Chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy và có tốc độ cao là bước quan trọng để đảm bảo trang web của bạn tải nhanh. Một máy chủ không ổn định có thể gây ra thời gian chờ đợi dài đối với người dùng.
- Mã hóa trang web và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả có thể cải thiện tốc độ tải trang. Sử dụng mã nguồn gọn và loại bỏ mã không cần thiết để giảm kích thước trang web.
- Dữ liệu trên website: Tối ưu hóa hình ảnh, video của bạn bằng cách nén chúng và sử dụng định dạng hình ảnh phù hợp trước khi tải lên.
- Giao diện website không nên quá rườm rà, cần thiết kế website gọn gàng, ít sử dụng các hiệu ứng chuyển động, hiệu ứng hình ảnh. Các nội dung trên website cần trình bày rõ ràng, tránh trùng lặp nội dung
- Quảng cáo trên website dù đem lại nguồn thu đáng kể nhưng nếu quá lạm dụng sẽ tạo ra kết quả không tốt. Vì vậy nên nếu chèn quảng cáo trên website cần chọn lọc và thông minh khi sử dụng.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ VPS, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký tài khoản VPS miễn phí.